Dịch thuật công chứng
Công ty dịch thuật Việt Uy Tín
Chúng tôi là chuyên gia trong việc xử lý những hồ sơ khó, đặc biệt bản dịch công chứng đảm bảo chuẩn xác, đúng văn phong, ngữ nghĩa của cơ quan nhà nước cần nộp, văn bản được định dạng đúng theo mẫu của bản gốc.
Qua hơn 9 năm hình thành và phát triển, chất lượng của Việt Uy Tín đã được hơn 30.000 Khách hàng trong, ngoài nước đánh giá cao và được công nhận là công ty dịch thuật tốt nhất thị trường hiện nay.
Các loại giấy tờ, tài liệu có thể dịch thuật công chứng tại Việt Uy Tín
Dịch thuật công chứng các loại giấy tờ cá nhân
Dịch thuật công chứng các loại giấy tờ cho tổ chức, doanh nghiệp
Bảng
Kê khai thuế

Giấy phép
Kinh doanh

Và nhiều loại giấy tờ
Văn bản khác

Tại sao chọn Việt Uy Tín để dịch thuật công chứng?
Dịch thuật công chứng đa ngôn ngữ
-
Các ngôn ngữ thông dụng: Tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Nga, tiếng Hàn, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc (Phồn thể và giản thể), tiếng Nhật...
-
Các ngôn ngữ hiếm: Tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Thái, tiếng Đan Mạch, tiếng Camuchia, tiếng Lào, tiếng Ý,…


Dịch thuật công chứng lấy ngay trong ngày
Dịch vụ này được rất nhiều khách hàng yêu thích bởi khả năng hoàn thành nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo chính xác, con dấu hợp lệ và có giá trị pháp lý.
Đội ngũ nhân sự hùng hậu
Lượng nhân lực chất lượng cao chính là cơ sở để Việt Uy Tín đảm bảo bản dịch đầu ra luôn tốt nhất. Những bản dịch chuẩn và phù hợp sẽ là điều kiện tiên quyết cho việc công chứng suông sẻ và tiết kiệm thời gian cho khách hàng.


Quy trình dịch thuật công chứng khoa học và khép kín
Sau khi được dịch thuật xong, các bản dịch sẽ được chuyển về cho chuyên gia đầu ngành kiểm tra lại. Nếu có sai sót dù là nhỏ nhất, bản dịch sẽ bị trả lại cho bên dịch thuật chỉnh sửa và hiệu đính. Quy trình này lặp lại cho đến khi có một bản dịch hoàn hảo nhất.
Chế độ bảo hành, hậu mãi cao cấp
Bảo hành bản dịch công chứng cho khách hàng lên đến 6 tháng. Đảm bảo chất lượng và sự hài lòng cao nhất.


Bảo mật tuyệt đối thông tin và dữ liệu
Đồng thời việc ràng buộc nhân sự cũng như quy trình làm việc khép kín giúp loại bỏ hoàn toàn những nguy cơ về dữ liệu của Quý khách.
Chi phí dịch thuật công chứng tại Việt Uy Tín
Vì vậy, để có thể biết được giá chính xác nhất, vui lòng điền vào bảng thông tin bên dưới. Các chuyên viên của dịch thuật Việt Uy Tín sẽ tính toán và liên hệ lại ngay cho Quý khách.
Câu hỏi thường gặp của khách hàng dịch thuật công chứng
Bản chất của dịch thuật công chứng là bản dịch sau khi dịch xong phải có chữ ký của người dịch (chữ ký của người dịch này đã được đăng ký tại Phòng tư pháp thuộc UBND Quận, Huyện hoặc Văn phòng công chứng tư nhân) cam đoan đã dịch chính xác nội dung từ văn bản gốc sang tiếng nước ngoài. Bên cạnh đó phải có chữ ký, dấu xác nhận và số chứng thực của Phòng Tư Pháp cấp Quận, cấp Huyện.
Muốn dịch thuật và công chứng tư pháp được thì trên văn bản, tài liệu phải có chữ ký và con dấu, nếu nhiều trang thì phải giáp lai con dấu ở mỗi trang hoặc chỉ cần chữ ký đối với tài liệu của một số nước không sử dụng con dấu. Đối với tài liệu nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự tại cơ quan ngoại giao trước khi tiến hành dịch thuật và công chứng tư pháp (ngoại trừ trường hợp văn bản, tài liệu của một số quốc gia được miễn hợp thức hóa theo Hiệp định tương trợ tư pháp và Hiệp định lãnh sự giữa Việt nam và quốc gia đó).
Tuy nhiên, cá nhân muốn tự dịch thuật công chứng được cần phải có bằng cử nhân chuyên ngôn ngữ đó (ví dụ tài liệu tiếng Anh thì có bằng cử nhân tiếng Anh, tương tự các ngôn ngữ khác)
Chữ ký người dịch (tức người dịch văn bản đó) phải đăng ký ở phòng tư pháp trước rồi sau đó mới được phép ký tên lên bản dịch.
Ngoài ra còn các yêu cầu về văn phong và các thuật ngữ chuyên ngành phải chuẩn, phải phù hợp với các cơ quan chức năng để có thể có được dấu công chứng.
Điều này không dễ dàng bởi chỉ cần sai một chi tiết nhỏ, Quý khách phải thực hiện lại các công đoạn từ đầu, rất tốn thời gian, tiền bạc và công sức.
- Công ty dịch thuật
- Văn phòng công chứng
- Phòng công chứng Sở Tư Pháp
Tuy nhiên, Việt Uy Tín vẫn có thể tiến hành dịch thuật cho Quý khách trong khi chờ bản gốc để tiết kiệm thời gian nhất.
Theo quy định tại Điều 61 Luật Công chứng 2014, trình tự, thủ tục công chứng bản dịch được thực hiện như sau:
- Công chứng viên tiếp nhận bản chính giấy tờ, văn bản cần dịch, kiểm tra bản chính giấy tờ, văn bản cần dịch;
- Giao cho người biên dịch là cộng tác viên của tổ chức mình thực hiện.
- Người biên dịch phải ký vào từng trang của bản dịch trước khi công chứng viên ghi lời chứng và ký vào từng trang của bản dịch. Trong trường hợp cộng tác viên biên dịch đã đăng ký chữ ký mẫu tại tổ chức hành nghề công chứng mà mình làm cộng tác viên thì có thể ký trước vào bản dịch; công chứng viên phải đối chiếu chữ ký của cộng tác viên biên dịch với chữ ký mẫu trước khi thực hiện việc công chứng.
- Từng trang của bản dịch phải được đóng dấu chữ “Bản dịch” vào chỗ trống phía trên bên phải;
- Bản dịch phải được đính kèm với bản sao của bản chính và được đóng dấu giáp lai.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 61 Luật Công chứng và Điều 21 Thông tư số 06/2015/TT-BTP quy định thẩm quyền dịch thuật công chứng của cộng tác viên biên dịch:
- Việc dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt để công chứng phải do người dịch thuật là cộng tác viên của tổ chức hành nghề công chứng thực hiện.
- Tổ chức hành nghề công chứng phải ký hợp đồng với cộng tác viên dịch thuật, trong đó xác định rõ trách nhiệm của cộng tác viên dịch thuật đối với nội dung, chất lượng bản dịch, thù lao, quyền và nghĩa vụ của các bên
- Điều kiện làm cộng tác viên dịch thuật: Cộng tác viên phải là người tốt nghiệp đại học ngoại ngữ hoặc đại học khác mà thông thạo thứ tiếng nước ngoài đó.
- Theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Thông tư số 06/2015/TT-BTP: Danh sách cộng tác viên dịch thuật của tổ chức hành nghề công chứng phải được thông báo bằng văn bản cho Sở Tư pháp nơi tổ chức hành nghề công chứng có trụ sở. Đồng thời, Điểm c Khoản 2 Điều 21 cũng quy định nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng: Niêm yết công khai danh sách cộng tác viên dịch thuật tại trụ sở của tổ chức mình. Do đó, khi thanh tra các tổ chức hành nghề công chứng, các Đoàn thanh tra cần lưu ý các nội dung này.
- Trách nhiệm của cộng tác viên: Cộng tác viên phải chịu trách nhiệm đối với tổ chức hành nghề công chứng về tính chính xác, phù hợp của nội dung bản dịch do mình thực hiện.
Việc quy định rõ cộng tác viên dịch thuật phải chịu trách nhiệm đối với tổ chức hành nghề công chứng về tính chính xác, phù hợp của nội dung bản dịch do mình thực hiện là cơ sở để bảo đảm nâng cao trách nhiệm của người dịch thuật trong quá trình này.
Công chứng viên không được nhận và công chứng bản dịch trong các trường hợp sau đây:
- Công chứng viên biết hoặc phải biết bản chính được cấp sai thẩm quyền hoặc không hợp lệ; bản chính giả;
- Giấy tờ, văn bản được yêu cầu dịch đã bị tẩy xoá, sửa chữa, thêm, bớt hoặc bị hư hỏng, cũ nát không thể xác định rõ nội dung;
- Giấy tờ, văn bản được yêu cầu dịch thuộc bí mật nhà nước; giấy tờ, văn bản bị cấm phổ biến theo quy định của pháp luật.
Các đối tác sử dụng dịch vụ dịch thuật công chứng của Việt Uy Tín























